Công ty cổ phần nhôm việt pháp- nhà máy nhôm việt pháp tự hào là đơn vị tiên phong tạo ra sản phẩm trung - cao cấp với thương hiệu frandoor- franalumi. Cửa đẹp nhà sang- chất lượng là vàng.

Thuốc “tăng lực” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo ông Nguyễn Trọng Hiệu – Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), DNNVV vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cụ thể, các doanh nghiệp đa phần đều thiếu vốn, khó tiếp cận đất đai, mặt bằng, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, quản trị doanh nghiệp yếu kém. Mặt khác do tiềm lực yếu, thị trường nhỏ, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn khá lỏng lẻo… Ông Hiệu cũng cho rằng một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống pháp luật đang còn nhiều chồng chéo, tính hiệu lực và minh bạch chưa cao. Thêm vào đó, công tác trợ giúp phát triển DNNVV là lĩnh vực ít kinh nghiệm với cơ quan quản lý. Hệ thống tổ chức xúc tiến DNNVV mới hình thành bước đầu, chưa phát triển được các loại dịch vụ phát triển kinh doanh.

Thêm nhiều ưu đãi

Theo Nghị định 56 của Chính phủ, DNNVV sẽ được hỗ trợ tổng lực để khắc phục những khó khăn nội tại trên 6 lĩnh vực: trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, mua sắm cung ứng tài sản, dịch vụ công, thông tin tư vấn, phát triển nguồn nhân lực và vườn ươm doanh nghiệp.

Về trợ giúp tài chính, Nhà nước khuyến khích thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV, tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính và DNNVV, đồng thời thúc đẩy hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV. Trong đó, Quỹ phát triển DNNVV có mục tiêu trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đổi mới sản phẩm có tính cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Nguồn vốn cho quỹ này được lấy từ ngân sách Nhà nước, tổ chức trong nước và quốc tế.

Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện có hiệu quả cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất, đồng thời thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ kiểm soát hoạt động tín dụng của các tổ chức, theo hướng tập trung phục vụ nhu cầu vốn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, DNNVV. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm cho vay, bảo lãnh và hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án kinh tế tại vùng khó khăn thuộc danh mục dự án vay tín dụng đầu tư. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với thương nhân vùng khó khăn.

Thuốc “tăng lực” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bộ Tài chính đánh giá tình hình thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV theo cơ chế thành lập và quản lý hoạt động phù hợp với điều kiện địa phương.

Về mặt bằng sản xuất, UBND các tỉnh, thành dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho DNNVV làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để đảm bảo cảnh quan môi trường. Bộ Tài nguyên – Môi trường và UBND các tỉnh, thành tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 làm cơ sở để hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Phối hợp chưa đồng bộ

Theo đánh giá, việc hỗ trợ các DNNVV của địa phương rất khó triển khai do sự chậm trễ và thiếu đồng bộ trong các văn bản hướng dẫn và các kế hoạch. Bản thân ông Hiệu cũng thừa nhận, sự phối hợp thực hiện các chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này thực sự đang là vấn đề nổi cộm, khiến khá nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều khi, cùng một kế hoạch hỗ trợ đào tạo cho cùng một nhóm đối tượng, nhưng nhiều đơn vị làm tách rời, không phối hợp được với nhau, khiến nguồn lực hỗ trợ bị phân tán. Điều quan trọng là các doanh nghiệp không được hưởng sự hỗ trợ đủ mức để tạo nên sức bật.

Nếu nhìn vào 6 lĩnh vực đang được tập trung hỗ trợ khu vực DNNVV có thể thấy, hiệu quả của các chính sách này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Cụ thể là cơ chế tạo điều kiện cho DNNVV tham gia đấu thầu mua sắm tài sản công nhưng nếu như không có quy định, chế tài cụ thể, thì cơ hội cũng chỉ nằm trên giấy. Bởi với quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp này khó có thể đấu lại được với các doanh nghiệp lớn trong các gói thầu mua sắm tài sản công, dù năng lực có thể không thua kém gì.

Bên cạnh đó, Quỹ Phát triển DNNVV đang được kỳ vọng là nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo ngại, nếu như đầu mối quản lý, điều phối hoạt động của quỹ cũng như các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp không tốt, thì hiệu quả của cả hệ thống chính sách dành cho DNNVV sẽ rất khó đạt được hiệu quả như dự tính mong đợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *