Cửa thường đi kèm hoa sắt và hoa tiết hoa mang những đường nét có
phần biểu lộ tính văn hóa địa phương. Ở miền Bắc, mọi người chuộng hoa
văn mềm mại còn ở miền Nam, hoa văn thường vuông vức, gãy gọn và mạnh
mẽ. Ngoài tác dụng bảo vệ, làm cho nhà thông thoáng, hoa sắt còn như tấm
tranh tường.
Chiều cao cửa tại Việt Nam thường vào khoảng 2,2 m (cửa bằng 2/3
chiều cao nhà). Nếu cửa nhỏ, ngôi nhà có vẻ "bí hiểm" như những loại cửa
nhựa toilet, cửa phòng của Đài Loan (thường cao chỉ 1,8 m). Cửa thấp
có thể tiện dụng nhưng trông gò bó, không được thoáng.
Vay mượn không gian
Kiểu cửa cao tới trần.
Xu hướng làm cửa rộng, thoáng đang thịnh hành. Trong một không gian hạn
chế, có thể tạo cửa kính rộng suốt đến tận nền mặc dù đó chỉ là cửa sổ.
Phần dưới (sát nền) không mở được nhưng vẫn trông ra bao quát vườn cây
cảnh nhỏ chẳng hạn. Lối thiết kế đó mang ý nghĩa tạo sự "vay mượn
không gian".
Có trường hợp làm cửa hai lớp, nếu bên trong bằng kính thì bên
ngoài chỉ nên làm "khung xương" sắt hay sắt xếp, không có lá chắn. Giải
pháp này giúp nhà thoáng gió, giao tiếp được với không gian bên ngoài
mà vẫn có chức năng bảo vệ. Cửa sổ cũng vậy, hoa sắt đính giữa vách hay
gắn lộ ra vách ngoài là cách tạo sự thông thủy, hòa hợp với không gian
tự nhiên như một sự "vay mượn" bên cạnh việc bảo vệ.
Họa tiết và chất liệu
Cửa có hoa văn trang trí.
Theo quy tắc chung, chiều ngang phải gấp đôi chiều cao căn nhà mới thiết
kế tượng, phù điêu hay thêm thắt các họa tiết cho mặt tiền nhà. Nếu
làm cửa có vòm trên, cần có không gian chung quanh đủ rộng để "đóng
khung" bằng những họa tiết tương thích.
Ngoài gỗ - chất liệu thẩm mỹ cao để xây dựng cửa - còn có thể sử
dụng sắt, nhôm. Thị trường đang có cửa nhôm giả gỗ khá "thiện cảm", chỉ
khi sờ vào mới nhận ra đó là chất liệu nhôm. Sử dụng nhôm tạo được cửa
nhiều kiểu dáng do có thể "uốn vặn" và chế tác theo mẫu thiết kế. Mặt
khác, loại này không bị cong vênh, co nhót, chịu được nắng mưa và giảm
sức nặng của công trình.